Đồng
quan điểm nói trên, Khối phân tích của CTCP Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
(HSC) cho rằng, nhu cầu đối với cảng và KCN sẽ tăng lên do các chuỗi
giá trị chuyển sang Việt Nam làm tăng lưu lượng hàng hóa. Xu hướng này
có thể mất vài năm để tạo đà nhưng sẽ duy trì trong một thời gian dài.
Với hệ thống tài sản lớn (cảng, kho bãi và phương tiện vận tải) và trải dài cả ba miền Bắc - Trung - Nam, CTCP Gemadept (mã GMD) hiện là doanh nghiệp logsitics
đầu ngành ở Việt Nam. Trong năm 2015, hiệu suất khai thác cảng Nam Hải
Đình Vũ đạt cao hơn dự kiến ở mức 80-90% công suất thiết kế sẽ là động
lực tăng trưởng doanh thu chính của Công ty.
Năm 2015, GMD
đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 3.200 tỷ
đồng và 330 tỷ đồng. Đến hết quý II/2015, GMD đã đạt được 54% kế hoạch
doanh thu và 78% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
VDSC nhận định, khả năng doanh nghiệp hoàn thành hoặc vượt các chỉ
tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra cho năm nay là khá cao. Ước tính năm 2015
GDM sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 3.520 tỷ đồng, tăng trưởng 17% và lợi
nhuận sau thuế 38 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. Loại trừ
khoản lợi nhuận khoảng 600 tỷ từ chuyển nhượng Gemadept Tower ghi nhận
năm 2014, LNST của Công ty năm 2015 sẽ tăng gần 4 lần so với năm 2014.
Tăng trưởng
sản xuất công nghiệp và sản lượng vận chuyển hàng hóa Việt Nam sẽ thúc
đẩy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong các năm tới. Là doanh nghiệp vận tải
dầu khí hàng đầu Việt Nam, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (mã PVT) cũng sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này.
Tuy giá dầu
chưa thật sự hồi phục tích cực, triển vọng kinh doanh của PVT trong năm
nay dự kiến sẽ đạt nhiều kết quả tích cực hơn năm 2014 do sản lượng
chuyên chở dầu thô và xăng dầu thành phẩm tăng trưởng khi nhà máy lọc
dầu Dung Quất tranh thủ giá dầu thấp để đẩy mạnh nhập khẩu và sản xuất.
Đồng thời, khi tàu FSO Đại Hùng Queen đi vào hoạt động từ tháng 5/2015
sẽ đóng góp lợi nhuận của hoạt động cho thuê kho nổi FSO/FPSO trong 6
tháng cuối năm.
Ngoài
ra, sản lượng than vận chuyển cho nhà máy nhiệt điện Vũng Áng tăng lên
gấp đôi, 1000.000 tấn và biên lợi nhuận mảng cho thuê tàu được nới rộng
do độ trễ giữa giá cước tàu với giá nhiên liệu cũng giúp cho kết quả
kinh doanh năm nay của PVT chuyển biến tích cực hơn năm trước..
VDSC ước
tính, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVT trong năm
2015 có thể đạt lần lượt là 5.505 tỷ đồng, tăng trưởng 4,5% và 418 tỷ,
giảm 13,9% so với năm 2014 đã tính đến yếu tố tỷ giá.